THAM GIA TRỰC TIẾP TRỒNG & CHĂM SÓC CÁC LOẠI RAU TRUYỀN THỐNG

THAM GIA TRỰC TIẾP TRỒNG & CHĂM SÓC CÁC LOẠI RAU TRUYỀN THỐNG

Ngày đăng: 06-12-2023

621 lượt xem

Rau đay

Rau đay là một trong những loại rau chứa nhiều chất sắt, muối khoáng và vitamin. Vì có tính hàn cao, lành tính và vị ngọt đặc trưng nên rau đay hay được dùng để chế biến món canh vào mùa hè như canh cua rau đay, canh tôm rau đay,…

Sự khác biệt của rau đay so với các loại rau khác chính là tính nhớt của nó, chỉ cần bứt vài chiếc lá rồi vò lại sẽ thấy tay mình rất trơn và nhớt.

Bên cạnh là thực phẩm, cây đây còn có thể làm dây thừng (thân cây), giấy, dược liệu và nhiều sản phẩm khác nữa

Rau đay có 2 loại là rau đay trắng (thân có màu xanh) và rau đay đỏ (thân màu đỏ tím). Các loại rau đay rất dễ trồng và thu hoạch nên bạn hoàn toàn có thể trồng tại nhà để thu hoạch làm thực phẩm.

Công dụng của rau đay: giúp nhuận tràng, trị bệnh táo bón, tốt cho tim mạch,  thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường sữa cho mẹ bầu, chống còi xương, tốt cho trẻ đang ăn dặm, giúp lợi tiểu, phòng tránh viêm đường tiết niệu, giúp sơ cứu vết thương, trị rắn cắn, giúp kháng viêm, chống hen suyễn, ngăn ngừa thiếu máu

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có 2 loại dây trắng và tía, nhưng loại tía được đánh giá là tốt hơn.

Trong rau mồng tơi có các chất như: Vitamin C, A, PP, B1, B2; Pectin; Saponin; Polysaccharide; Tinh bột; Chất đạm và béo; canxi; Sắt; Nước và Folate rất tốt cho cơ thể con người và giàu dinh dưỡng.

Mồng tơi được biết là một loại rau được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Có thể trồng rau mồng tơi trong thùng xốp đơn giản tại nhà.

Sau khi gieo hạt thì mỗi ngày bạn tưới nước một lần vì nếu để đất khô thì cây sẽ nảy mầm không đều và sau 5 ngày thì cây rau mồng tơi đã bắt đầu nảy mầm.

Để cây mồng tơi được phát triển tốt, khỏe và xanh mướt thì bạn nên để mồng tơi ở nơi nhiều nắng. Và sau 10 ngày thì bạn có thể tỉa cây ra từng chậu riêng để trồng.

Nên thường xuyên kiểm tra rau mồng tơi để loại bỏ những lá vàng hay úng để tránh tình trạng lây lan.

Những cây mồng tơi được trồng tươi tốt, khỏe mạnh với một màu xanh mướt. Sau khoảng 10 ngày đã có thể thu hoạch được rau mồng tơi.

Công dụng trị bệnh: Trị bệnh trĩ, Tăng sữa cho sản phụ sau sinh, Trị núm vú sưng, Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón,  Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp, Giảm chất béo, cholesterol, Chữa chảy máu cam, Chữa đinh nhọt, ..

Những người mới lấy cao răng không nên ăn mồng tơi trong 1-2 tuần bởi rau mồng tơi dễ tạo mảng ố bám trên răng do axit oxalic trong rau mồng tơi không hòa tan trong nước

Người bị sỏi thận không nên ăn rau mồng tơi bởi rau mồng tơi chứa nhiều purin. Hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mồng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

Người đau dạ dày không nên ăn nhiều rau mồng tơi bởi hàm lượng chất xơ lớn trong rau mồng tơi có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.

Người đang bị tiêu chảy không nên ăn mặc dù mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón nhưng nếu ăn quá nhiều mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy.

Rau muống

Rau muống là loại rau quen thuộc đối với tất cả các bà nội trợ. Chính vì rau muống phổ biến nên nhiều người trồng rau vì mục đích kinh tế nên đã dùng thuốc kích thích tăng trưởng để rau mau lớn hơn, điều này sẽ gây hại đối với sức khỏe người sử dụng. Để rau muống sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình bạn nên tự trồng rau muống cực đơn giản dưới đây

Bước 1: Ngâm và ủ hạt rau muống

Lấy hạt giống rau muống ngâm vào nước ấm khoảng 30 – 40°C từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25 – 30°C trong vòng 6 – 10 tiếng. Trước khi đem hạt đi gieo bạn cần kiểm tra xem hạt nảy mầm chưa nếu hạt đã nảy mầm thì để ráo nước rồi mới đem gieo.

Bước 2: Gieo hạt rau muống

Lấy đất mềm, tơi xốp, đất sạch, giàu dinh dưỡng đem đổ vào thùng xốp. Tưới nước trộn đều để tăng độ ẩm cho đất sau đó san phẳng lại và rạch hàng với độ sâu khoảng 0,5cm.

Gieo rải hạt rau lên hàng đã rạch, sau đó lấp một lớp đất sạch mỏng lên trên, đồng thời tưới phun một ít nước lên mặt đất để tạo ẩm cho đất. Trong tuần đầu cũng tăng cường tưới nước ngày 2 lần vào sáng và tối, che thêm rơm cỏ khô lên trên. Khi thấy cây mọc mầm thì đưa ra nơi có ánh sáng để cây sinh trưởng tốt hơn.

Thời gian thu hoạch rau phụ thuộc vào nhiệt độ, nước và điều kiện chăm sóc nhưng thông thường thời gian thu hoạch rau muống là trong vòng 4 – 6 tuần sau khi gieo trồng. Khi rau muống cao khoảng 30 – 40cm thì bạn cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm để rau tiếp tục mọc thêm cây con.

Tác dụng của rau muống đối với sức khỏeRau muống có giá thành khá rẻ, dễ tìm cũng như chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên thường được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Các công dụng cụ thể và nổi bật của rau đối với cơ thể phải kể đến như: giúp giảm cholesterolRau muống được biết đến là một lựa chọn phù hợp dành cho những người đang muốn kiểm soát cân nặng và hạn chế sự gia tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu theo cơ chế tự nhiên, tác dụng làm giảm mức triglyceride và cholesterol xấu trong máu xuống một đáng kể của loại rau này. Chỉ số xét nghiệm hàm lượng Triglyceride trong máu cũng phản ánh tình trạng mỡ máu trong cơ thể. Chỉ số mỡ máu Triglyceride ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc người dùng có khả năng mắc phải những bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… cao hơn người bình thường. 

Hỗ trợ điều trị thiếu máu , hỗ trợ bệnh tiểu đường , Điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan , Rau muống giúp ngăn ngừa ung thư , Trị chứng khó tiêu và táo bón , Giúp mắt sáng khỏe 

Mặc dù rau muống mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần có chế độ ăn với loại rau này một cách hợp lý, không nên lạm dụng quá đà vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như nhiễm lạnh, dẫn đến tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, chuột rút

Rau dền

là loại rau phổ biến trên mâm cơm của đại đa số gia đình Việt Nam. Loại rau này có mùi vị đặc trưng, rất dễ ăn và dễ trồng. Hiện tại trên thị trường phổ biến 2 loại rau dền là dền đỏ và dền xanh. Điều này khiến một số người phân vân, không biết loại rau dền nào bổ dưỡng và hương vị thơm ngon hơn?

Rau dền xanh thân cứng hơn so với dền đỏ, màu sắc cũng không bắt mắt bằng. Khi chế biến, rau dền xanh thường được sử dụng cho món xào vì sẽ có độ giòn, dai nhất định.

Trong khi đó nếu để luộc hay nấu canh, dền đỏ phù hợp hơn vì đem lại cảm giác mềm mại, mọng nước và nhanh chín. Hơn nữa, màu đỏ của dền đỏ sẽ khiến nước canh, nước luộc trông bắt mắt hơn.

Tuy giá cả của 2 loại rau dền này tương đương nhau, vì thế rất khó để đánh giá loại rau dền nào thơm ngon hơn hay nhiều chất dinh dưỡng hơn. Chúng ta nên lựa chọn rau dền dựa theo khẩu vị hoặc nhu cầu sử dụng

Rau dền thường được biết tới với công dụng làm mát gan và thanh nhiệt ngày hè. Bên cạnh đó còn nhiều lợi ích khác giúp duy trì sức khỏe tổng thể, điển hình như: Rau dền cung cấp nhiều chất oxy hóa, đặc biệt loại thực vật này có hàm lượng axit phenolic cao, bao gồm axit gallic và axit vanillic, giúp bảo vệ cơ thể hạn chế các bệnh về tim mạch và ung thư.

Dổi đất

Cây Dổi Đất là giống cây thuốc quý và cây rau gia vị đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Toàn thân cây có mùi thơm dễ chịu, lá cây tỏa hương thơm như mùi hạt dổi. Lá và thân cây non được thu hái quanh năm sử dụng trong ẩm thực mang lại hương vị tự nhiên rất ngon và độc đáo.

Trong dân gian, các bộ phận của cây Dổi đất đều sử dụng để làm thuốc chữa các chứng đau ngực, đau bụng, chuột rút, khó tiêu, sốt, bệnh gút, nhức đầu, huyết áp cao, viêm thấp khớp, lở loét, vết thương và rắn cắn.

Lá Dổi đất đun nước uống làm giảm đau dạ dày và chữa bệnh hen suyễn. Lá cây tươi giã nát được dùng đắp trị các trường hợp dị ứng trên da. Lá ngâm rượu đắp lên bầu ngực của phụ nữ đang cho con bú để tăng tiết sữa. Uống nước lá cây Dổi đất còn có tác dụng lợi tiểu, trị bí tiểu tiện.  

Rễ giã nát đắp có tác dụng giải cảm và được dùng để làm dịu vết côn trùng cắn, nhức đầu, vết thương sưng tấy. Quả giã nát (cả cành) với gừng hòa nước uống được dùng trong chữa bệnh còi xương, tiêu hóa chậm.

 Cây Dổi Đất dùng trong ẩm thực:

Cây Dổi đất có tinh dầu thơm dễ chịu, toàn thân cây có mùi thơm như mùi hạt dổi. Lá và thân cây non được thu hái quanh năm sử dụng trong ẩm thực mang lại hương vị tự nhiên rất ngon và độc đáo.

Lá cây được sử dụng như một loại gia vị cho các loại thịt và hải sản. Lá non được dùng để nấu chín, chiên hoặc ăn kèm với các loại khác. Cách nấu phổ biến là sử dụng lá làm màng bọc cho thịt và cá để nướng. Thịt và cá được ướp bằng lá dổi đất giã nhỏ cùng các gia vị khác. Sau đó, gói thịt cá trong lá dổi đất và buộc bằng sợi chuối để nướng hoặc chiên giòn.

Lá cây còn được làm gia vị cho món canh cá, ốc, lươn… và các loài nhuyễn thể có thân mềm khác. Thân cây non được sử dụng làm món Salad.

Một số hộ gia đình dùng những bó lá cây làm mồi cho cá ăn. Sau 10 – 15 ngày ăn lá, cá đã hấp thụ hương vị của cây. Khi đó mới mang cá đi chế biến. 

Ngoài ra, Cây còn được trồng trong các vườn cảnh như một loại cây có tán lá bắt mắt, do có lá to láng bóng, xanh mướt và hương thơm độc đáo.

Lá cây dổi được sử dụng trong tẩm ướp các món thịt nướng, trâu gác bếp, chẳm chéo (nước chấm), Gói nem chua, nem thính 

Lá cách

Lá Cách là lá của cây Cách, có mùi vị thơm ngon, dùng chế biến kèm những món ăn xào hoặc ăn sống. Là loại rau xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Việt. Bên cạnh đó, lá còn là vị thuốc bảo vệ gan, thanh nhiệt, chữa lỵ, hạ huyết áp.

Sơ chế Lá thu hái về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoặc sao vàng để dùng.

Lá cách có mùi thơm dễ chịu, nên người ta dùng lá cách dưới dạng ăn sống, gói bánh xèo, bánh khọt chung với các loại rau tươi sống khác. Lá được sử dụng chủ yếu để xào nấu các loại thịt như thịt rắn, thịt chuột đồng, hoặc để um lươn. Lá thường được thái nhỏ thành sợi rồi cho vào nồi xào hay nồi um khi các loại thịt đã gần chín rồi xào tiếp đến mềm.

Lá cách trị thấp khớp và làm thuốc lợi sữa, Kháng viêm, Bảo vệ gan, Hạ huyết áp

Lá cách trợ tỳ can, chủ trị các chứng tăng huyết áp do can hỏa vượng, can dương vượng. Triệu chứng của những chứng này thường là đỏ mặt, hay cáu giận, ngủ khó vào giấc, tăng huyết áp, tinh thần lo lắng. Lá cách làm dịu tinh thần, cải thiện giấc ngủ, dễ vào giấc, ngủ sâu. Ngoài ra, lá có tính hành khí hoạt huyết, tăng lưu thông máu, giảm sức cản ngoại biên nên làm giảm huyết áp.

Tuy nhiên vì có độc tính nên hạn chế lạm dụng.

Lá lốt

Khi nghe đến lá Lốt, người ta thường liên tưởng đến các món ăn ngon miệng được chế biến từ lá Lốt. Từ rất lâu, con người đã biết và sử dụng lá Lốt như một loại nguyên liệu và gia vị quen thuộc, được kết hợp trong công thức các món ăn hấp dẫn và có nhiều giá trị về dinh dưỡng

Theo y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm, đặc biệt các bệnh về đau nhức xương khớp.

Tính vị quy kinh: lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm.

HÃY GỌI NGAY MR ỐC SÂM HOẶC ZALO 09.777.858.90 XIN CẢM ƠN

HẸN LỊCH TRẢI NGHIỆM NGAY VÀ LIỀN

Hãy mở máy và gọi ngay 09 777 858 90 
để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm.

OBCfood.com

Địa chỉ: HÀ NỘI, HCM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha